Là sân chim lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vườn cò Bằng Lăng là điểm du lịch sinh thái bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp đến với xứ miệt vườn "sông nước Tây Đô".
|
Nằm ở ấp Thới Thuận, phường Thuận An, quận ngoại thành Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng ngày nay rộng tới hơn 16,5ha, tuy nhiên lại không thuộc sở hữu của bất kỳ tổ chức hay công ty du lịch nào cả. Chủ vườn cò là ông Nguyễn Ngọc Thuyền, dân quanh vùng vẫn thân mến gọi bằng cái tên ông Bảy Thuyền hay ông Bảy Cò. |
|
Nằm ở ấp Thới Thuận, phường Thuận An, quận ngoại thành Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng ngày nay rộng tới hơn 16,5ha, tuy nhiên lại không thuộc sở hữu của bất kỳ tổ chức hay công ty du lịch nào cả. Chủ vườn cò là ông Nguyễn Ngọc Thuyền, dân quanh vùng vẫn thân mến gọi bằng cái tên ông Bảy Thuyền hay ông Bảy Cò. |
|
Nguồn gốc của sân chim này cũng rất đặc biệt, hoàn toàn tự phát thuận theo tự nhiên. Vốn dĩ trước đây vùng đất này chỉ là ruộng lúa, trên bờ trồng ken đặc tre trúc, tầm vông, dừa nước... Năm 1983, bỗng nhiên có một đàn cò ma với hàng trăm con đến đậu kín một góc vườn, một thời gian sau lại bỏ đi hết. Bẵng đi hơn một năm đàn cò đó lại quay trở lại và còn đông hơn trước, qua thời gian |
|
Nhận thấy vai trò quan trọng của vườn cò này với tự nhiên cũng như du lịch, thành phố Cần Thơ đã cho quy hoạch lại vườn cò Bằng Lăng, nâng tầm trở thành khu du lịch sinh thái và chính thức đến tháng 4/1997 bắt đầu đưa khách du lịch đến đây tham quan. |
|
Là sân chim lớn nhất miền Tây Nam Bộ, vườn cò Bằng Lăng có số lượng lên đến hàng trăm nghìn con tùy mùa, tùy thời điểm, với hơn 20 chủng loại như cò xanh, cò lép, cò đúm, cò sen, cò quắm, cò ruồi, cò ngà, cò ma... thậm chí các loài chim khác như diệc, cồng cộc, le le, bồ nông, vạc, bìm bịp... cũng hội tụ về đây sinh sống. |
|
Theo ông Bảy Thuyền, thời điểm cò tập trung đông đúc nhất rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng Giêng âm lịch hằng năm, chính là mùa sinh đẻ. Riêng cò ma làm tổ và đẻ trứng từ tháng 2 đến tháng 4. |
|
Khoảng thời gian trong ngày đẹp nhất ngắm đàn cò chính là khoảnh khắc hoàng hôn, chiều tà, thời điểm hàng vạn chú cò sau một ngày kiếm ăn bắt đầu trở về tổ trú ngụ. Lúc đó rợp trời là cò đậu chi chít trên những ngọn tre trúc với âm thanh huyên náo vang vọng khắp vùng. |
|
Vườn cò Bằng Lăng nằm sâu trong ấp Thới Thuận, làng quê mang một vẻ đẹp bình dị điển hình giống vô vàn các làng quê khác của đồng bằng sông Cửu Long. |
|
Từ trung tâm bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ, du khách sẽ phải di chuyển theo quốc lộ 91 hướng đi Long Xuyên (An Giang), qua địa phận quận Ô Môn, Thốt Nốt đến khi nào thấy cây cầu mang tên Bằng Lăng sẽ có biển chỉ dẫn vào sân chim. Quãng đường này khá dài với khoảng cách lên đến 52km. |
|
Lối vào vườn cò Bằng Lăng là con đường xuyên ấp, trải nhựa sạch đẹp, hai bên là những hàng tre xanh rì tiếp nối những cánh đồng lúa xanh mướt, một không gian thư thái và an yên khác hẳn với cuộc sống ồn ã bên ngoài. |
|
Một góc nhỏ ken đặc tre trúc bên dưới nơi trú ngụ của hàng vạn con cò. Vườn cò Bằng Lăng được như ngày nay là công sức và tâm huyết hàng chục năm của ông Bảy Thuyền và gia đình, từ vét mương, đào ao thả cá giống, trồng thêm tre trúc làm tổ trú ngụ... |
|
Giữa vườn, ngoài đài quan sát, ông Bảy Thuyền còn làm những chòi tre, gỗ làm chỗ nghỉ chân cho du khách đến tham quan và tìm hiểu về các loài cò. Hiện nay, ông Bảy Thuyền được xem như “nhà cò học” ở miền Tây với kinh nghiệm chăm sóc cũng như vốn hiểu biết sâu rộng về tập tính, cách kiếm ăn, sinh sản, đẻ trứng... của rất nhiều loại cò khác nhau. |
|
Lũ trẻ ấp Thới Thuận gần vườn cò, với thú vui tắm sông quen thuộc dân dã của người miệt sông nước. Vườn cò Bằng Lăng không chỉ là một bảo tàng thiên nhiên sinh động, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn... mà còn là một vùng quê êm ả, một bức tranh thiên nhiên đậm chất yên bình nhất của mảnh đất Tây Đô - Cần Thơ. |
Nguyễn Chí Nam
Theo Nhân Dân
Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết