Chuyên mục
04/10/2019

Nhà cổ Đức An - Dấu ấn lịch sử ở phố Hội

Nhà cổ Đức An không chỉ là một kiến trúc đặc sắc mà còn là một dấu ấn lịch sử ở phố cổ Hội An, một chứng tích qua những thăng trầm thời cuộc của đất nước.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nhà cổ Đức An có cấu trúc hình ống như đa số các ngôi nhà ở phố cổ Hội An. Ngôi nhà có mặt tiền rộng 7m, ngày xưa dài 70m – phía trước hướng ra phố buôn bán, phía sau giáp sông; Nhưng nay nhà chỉ còn 40m phần phía trước hướng về đường Trần Phú. Trước nhà có bố cục đăng đối với cửa đi ở giữa, hai bên là hai cửa sổ phục vụ việc buôn bán, phía trên cửa đi có hai mắt cửa là chi tiết rất điển hình của nhà cổ Hội An.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi

Chữ “Đức An” – tên ngôi nhà có nghĩa là “giữ gìn đạo đức để bình an”. Đức An cũng là tên hiệu sách do cụ tổ đời thứ 3 thành lập ở nơi đây từ cuối thế kỷ XIX. Đây là hiệu sách độc nhất, chuyên bán sách Hán Nôm và văn phòng phẩm của tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, các nhà yêu nước kháng Pháp như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp… thường lui tới để mua và tìm đọc những cuốn sách có tư tưởng tiến bộ. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào yêu nước kháng Pháp diễn ra rộng khắp tỉnh Quảng Nam và cả nước, nhà Đức An tiếp tục trở thành nơi phổ biến sách báo và văn thơ tiến bộ nhằm truyền bá chủ nghĩa yêu nước tới nhân dân và tầng lớp trí thức. Ảnh: Tấm biển đề chữ “Đức An Hiệu” được đặt trang trọng ở sảnh trên lối vào.

nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Năm 1908, phong trào chống thuế diễn ra tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung thất bại. Triều đình Huế bị khủng bố, các nhà lãnh đạo bị đày ra Côn Đảo, cụ Trần Quý Cáp bị tử hình tại Khánh Hòa. Nhà sách Đức An tạm thời dừng hoạt động và chuyển sang bán thuốc Bắc. Đến nay gian ngoài căn nhà vẫn còn quầy thuốc của những năm xưa.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Đi qua gian ngoài được dùng để buôn bán là gian kế tiếp được sử dụng như một phòng khách và là nơi thờ tự. Ở lối vào có tấm biển đề 3 chữ “Phan Tông Đường” (Từ đường dòng họ Phan). Năm 1923, một lần nữa nhà Đức An lại trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên trí thức yêu nước, nhiều sách báo tiến bộ vẫn được cất giấu, lưu giữ tại đây. Tháng 10/1927 tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội An được thành lập tại nhà Đức An và chính là tiền thân của Đảng Cộng sản Hội An sau này.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Không chỉ là một địa chỉ cách mạng, nhà Đức An còn tự hào sinh ra nhà yêu nước Cao Hồng Lãnh. Ông sinh năm 1906, tên thật là Phan Hải Thâm, bí danh Năm Thêm, là con út đời thứ 4 trong gia đình. Chính ông là người chủ trì cuộc họp thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội An tháng 10/1927. Cả cuộc đời của ông đi theo cách mạng qua các cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, giữ nhiều chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Ông mất năm 2008 tại Hà Nội. Cao Hồng Lãnh là niềm tự hào của gia tộc họ Phan ở Hội An. Ảnh: Không gian tưởng niệm nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh. Phía trên là tấm hoành phi đề 4 chữ “Biểu Lý Sơn Hà” (là một thành ngữ trong Tả truyện, ý chỉ trong có núi cao, ngoài có sông sâu, hình thành thành lũy tự nhiên).
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nhà cổ Đức An mang phong cách kiến trúc Việt, thường được thấy của cư dân phố thị gần biển giáp sông vào đầu thế kỷ XIX. Về tổng thể, nhà cổ Đức An là dạng nhà phố, nhà ống, song hệ khung nhà bằng gỗ là theo lối nhà rường ở miền Trung. Bao quanh hệ khung là tường xây gạch, mái nhà lợp ngói âm dương. Từ trước ra sau có nhiều lớp, xen kẽ giữa khối kiến trúc là những sân trong để lấy ánh sáng và thông thoáng. Ảnh: Tấm hoành phi đề 3 chữ “Mỹ Hoán Luân” – nghĩa là kiến trúc cao lớn, đẹp đẽ, tráng lệ.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Hệ khung gỗ nhà trước có kết cấu kiểu “chồng rường – giả thủ” và “mái chồng trụ đội” trải đều độ chịu lực và mở rộng không gian. Hệ khung này có khả năng chịu lực lớn từ tải trọng của hệ ngói âm dương.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nhà giữa – là nơi sinh hoạt gia đình - cũng có hệ thống chồng rường nhưng là 2 mái chồng lên nhau, mái trên đè mái dưới, kéo ra tận phía sau tạo thành căn lầu lớn nối liền với sân trời nhà sau. Đây là một kiểu nhà độc nhất còn sót lại ở Hội An: “Mái chồng mái trốn lầu”, là vì ngày xưa trong chế độ phong kiến dân thường không được xây nhà cao ở phía trước và nhà phải thấp hơn kiệu quan; không được xây nhà cao tầng có lầu.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nối giữa những lớp nhà là nhà cầu kế bên sân trời. Đây là nơi nghỉ ngơi, giải trí, đánh cờ, đọc sách, uống rượu… Các không gian liên thông không có cửa ngăn cách tạo nên sự thoáng đãng trong thị giác, giải quyết tốt vấn đề thông gió và chiếu sáng.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Sân trời luôn chan hòa nắng gió.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Nhà cổ Đức An còn lưu giữ được rất nhiều đồ đạc, vật dụng, sách cổ. Cách bài trí nội thất gợi nhắc về một thời xa xưa.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Phần lầu tiếp giáp với sân trời phía trong.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Cầu thang gỗ lên lầu ở nhà sau. Nơi đây là không gian sinh hoạt riêng của gia đình.
nha co duc an dau an lich su o pho hoi
Ông Phan Ngọc Trâm, chủ nhân nhà cổ Đức An hiện tại, là hậu duệ đời thứ 6 sống ở ngôi nhà này cho biết: Dù năm nào ở đây cũng có lũ lụt và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng nhà cổ Đức An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại. Hơn thế, nơi đây còn là một di tích lịch sử, ghi dấu ấn đất và người Hội An.

(Theo VOV)

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.



Bình luận - Thảo luận