Kỷ niệm 55 năm Ngày hoàn thành con đường Hạnh Phúc (15/3/1965 - 15/3/2020), con đường được dựng nên từ sự nhọc nhằn, sự hi sinh thầm lặng của những anh chị thanh niên, công nhân quyết tâm xây dựng trong suốt gần 6 năm xẻ núi mở đường của 8 vạn người.
Trên khắp nẻo đường Tổ quốc Việt Nam, có một con đường vắt vẻo chạy dài cheo leo trên đỉnh núi. Cái “độc, lạ” của con đường này không chỉ nằm phía “cổng trời” sương mù bao phủ, mà còn là tuyến đường xanh bởi ngút ngàn rừng xanh, núi cao bao phủ.
Và đó cũng là tuyến đường độc đạo giao thương kinh tế giữa bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang, là điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của vùng cực Bắc Tổ quốc. Đó là con đường mang tên Hạnh Phúc - con đường của hơn 8 vạn thanh niên xung phong miền Bắc làm nên
Lên Hà Giang, dù đi bất kể phương tiện gì cũng phải đi trên con đường Hạnh Phúc. Bởi, đây không chỉ là con đường độc đạo gắn với những câu chuyện kể xúc động đẫm đầy nước mắt, mà còn là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang. Đặt tên “Con đường hạnh phúc” bởi nó đem lại ánh sáng văn minh, giao thương phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc anh em người bản xứ vùng Tây Bắc nơi đầu nguồn biên giới
Khởi công ngày 10/9/1959. Từ hàng ngàn quả đồi núi trập trùng dựng đứng, hàng trăm vực sâu dốc thẳm, sau gần 6 năm vạt núi, xẻ đồi, san khe đá của hơn 8 vạn thanh niên xung phong, công nhân, bộ đội, giáo viên từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương) đã sát cánh cùng hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc trên cao nguyên đá, ngày 15/3/1965 con đường mang tên Hạnh Phúc chính thức hoàn thành đưa vào sử dụng.
Không thể kể hết được những khó khăn gian khổ trong suốt gần 6 năm xẻ núi mở đường của 8 vạn người; không thể nói hết được những nhọc nhằn, sự hi sinh thầm lặng của nhưng anh chị thanh niên, công nhân quyết tâm xây dựng con đường cho người dân đã bao đời “sống trong đá chết vùi trong đá”.
Không thể quên 14 thanh niên nam nữ đã vùi lấp thân thể nơi trập trùng đá xám. Chỉ biết, hơn 8 vạn người, là hơn 8 vạn cung bậc cảm xúc khác nhau và cùng chung một niềm vui sướng là đã góp phần công sức mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt của mình cho con đường.
Kỷ niệm 55 năm Ngày ra đời Con đường Hạnh phúc, xin ghi lại những hình ảnh thật nhất, xúc động về địa danh “sống trong đá chết vùi trong đá” để thay lời tri ân với những người “lính không quân hàm” đã đồng hành cùng con đường gian khổ độc, lạ nhất của thế kỷ 20.
|
Những nhánh của con đường hạnh phúc nối liền các thôn bản nơi chân cột cờ Lũng cú |
|
Dòng sông Nho Quế ở vực sâu 1.200 mét nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng |
|
“Giải lụa mềm” trên vách núi. |
|
Những em bé người Mông mưu sinh trên con đường Hạnh phúc. |
|
Dưới thung lũng con đường Hạnh phúc là bản làng người Mông sinh sống. |
|
Hoa cải trắng bên triền đồi. |
|
Những cung đường ngoằn nghoèo nhìn từ cột ờ Lũng cú. |
|
Những em bé người Mông chờ mẹ trên đỉnh Mã Pì Lèng. |
|
“Thăng hoa” trên đỉnh Mã Pì Lèng. |
|
Những người Mông mưu sinh trên cùng đường Hạnh Phúc. |
|
Đỉnh Mã Pì Lèng luôn có mây bao phủ. |
|
Núi non trùng điệp. |
|
Cung đường hiểm trở trên vách núi. |
|
Cung đường 9 khúc ở phía Tây Bắc cột cờ Lũng Cú. |
|
Những em bé Mông trên đỉ Mã Pì Lèng. |
|
Cột cờ Lũng Cú, điểm cuối của cung đường Hạnh Phúc mà ai cũng dừng chân nếu đến Hà Giang. |
Lê Khanh
Theo TN&MT
Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết