Trong buổi phỏng vấn này, chúng tôi đã có cơ hội trò chuyện với anh Cường Nguyễn - CEO Peakads Media Agency, về Bí quyết xây dựng “doanh nghiệp nghìn đơn” và mục tiêu của Peakads trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Anh có nhận định gì về thị trường Digital Marketing hiện tại và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp?
CEO Cường Nguyễn: “Digital Marketing đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận cùng với sự phát triển của thị trường và công nghệ. Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, có thể kể đến tính thuận tiện cùng với khả năng tiếp cận khách hàng rộng rãi và nhanh chóng, dễ dàng kiểm soát và đo lường. Bên cạnh đó, việc triển khai Digital Marketing cũng yêu cầu mức chi phí khởi điểm thấp hơn so với kênh Marketing truyền thống. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Digital Marketing là một giải pháp phù hợp trong giai đoạn khởi đầu và tăng trưởng; giúp tiếp cận và khai thác khách hàng mới, xây dựng nguồn doanh thu và từng bước tối ưu hoá sự tăng trưởng qua các công cụ đo lường; đồng thời cũng giúp cân đối và ổn định dòng tiền đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua giai đoạn sống còn ban đầu, thông thường kéo dài khoảng hai năm.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành Digital Marketing, anh thấy việc triển khai Digital marketing cho 2 nhóm khách hàng là nhóm doanh nghiệp lớn (big brand - đã có thương hiệu) và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME - chưa có thương hiệu) có sự tương đồng và khác biệt nào?
CEO Cường Nguyễn: Sau khi đã triển khai Digital Marketing cho cả 2 nhóm nhóm khách hàng: nhóm doanh nghiệp lớn (big brand) và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), tôi nhận thấy việc chiến lược triển khai và yếu tố thành công cho 2 nhóm khách hàng này có cả điểm giống và khác nhau.
Điểm giống là cả 2 nhóm KH này đều sẽ quan tâm về “số”, và một trong những “số” quan trọng nhất đối với Digital marketing và đặc biệt được KH quan tâm là là số doanh thu mang về dựa trên ngân sách đã chi, tương là ứng chỉ số ROAS (Return On Ad Spend - Doanh thu trên ngân sách quảng cáo) hoặc CIR (Cost Income Ratio - Chi phí trên doanh thu) dùng để đại diện cho “số” này. Đặc biệt đối với nhóm SME thì chỉ “số” này càng nhận được sự quan tâm lớn hơn, vì doanh số đối với SME thì như là oxy vậy, SME sẽ luôn luôn cần oxy để có thể vượt qua giai đoạn “sống còn” trước đã, nên ngoài có “số” thì “số” cũng cần phải bền vững. Sau khi qua được giai đoạn sống còn thì mới nghĩ đến các câu chuyện tối ưu hệ thống quản lý, tối ưu lợi lợi nhuận hay xây dựng thương hiệu được.
Về điểm khác, nhóm big brand thông thường đã có độ nhận diện về thương hiệu trên thị trường, doanh số ổn định và thị phần tương đối vững vàng, do đó mục tiêu marketing có thể là tiếp tục tăng trưởng để mở rộng thị phần hoặc duy trì vị thế trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, các Brands cần xây dựng chiến lược MKT tổng hợp bao gồm việc xây dựng và nâng cao tài sản thương hiệu, mở rộng doanh thu và phát triển giá trị vòng đời của khách hàng; cùng với kế hoạch triển khai bài bản qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, big brand có sẵn nguồn vốn tương đối lớn nên đòi hỏi chiến lược triển khai phải chỉn chu, bài bản ngay từ đầu, và quan trọng là họ luôn sẵn sàng ngân sách cho việc tìm kiếm cơ hội mới thông qua các thử nghiệm, A/B testing. Và đương nhiên, đi kèm đó là áp lực về target, KPI cũng lớn hơn rất nhiều so với nhóm SME.
Còn với nhóm SME, doanh nghiệp ưu tiên các giải pháp tinh gọn, linh hoạt với mục tiêu quan trọng nhất là hiệu quả doanh số trước mắt, tối ưu trong điều kiện nguồn lực hạn chế nhằm đảm bảo là phải ra được doanh số với mức chi phí tối ưu để có thể tiếp tục xoay vòng vốn trong doanh nghiệp, nói cách khác là phải “sống” được trước đã. Thế nên, từ đó việc lên kế hoạch và tối ưu quảng cáo cũng sẽ khác nhau.
Vậy anh có thể chia sẻ chi tiết hơn 1 số cách để có thể tối ưu hiệu quả trên Digital Marketing cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được không, tôi nghĩ đây sẽ là 1 chủ đề sẽ được các bạn đọc quan tâm.
CEO Cường Nguyễn: Theo kinh nghiệm của tôi, để thành công trên Digital Marketing, các doanh nghiệp SME cần tiếp cận đa chiều bao gồm việc phân tích và đánh giá thị trường, đánh giá mức độ cạnh tranh; phân tích khách hàng mục tiêu; phân tích đánh giá sản phẩm; đối chiếu nguồn lực nội tại của công ty; sau đó xác định mục tiêu chiến dịch marketing, lựa chọn kênh truyền thông, thông điệp truyền tải, triển khai thiết kế và tối ưu quảng cáo ở từng điểm nhỏ nhất ....
Hơn 10 năm trong ngành Digital Marketing, làm việc với các khách hàng lớn, nhỏ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi và team cũng đã áp dụng cách thức trên, tổng hợp và đúc kết được bộ benchmark (bộ chỉ số tiêu chuẩn) cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo; ví dụ các chiến dịch Thương Mại Điện Tử ngành hàng Mỹ phẩm, Làm đẹp, Bán lẻ, Thực phẩm chức năng, Điện gia dụng,v.v; chiến dịch nhằm Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Giáo dục, Tài Chính, Ngân hàng, Thẩm mỹ, v.v. Kết hợp với kinh nghiệm hoạt động trong ngành, team tôi có thể ước tính hiệu quả dự kiến (có thể là doanh thu hoặc thông tin khách hàng tiềm năng) dựa trên ngân sách và thời gian triển khai; đồng thời cũng có thể xác định lộ trình tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ ra quyết định có nên đầu tư tiền vào chiến dịch Digital marketing sắp tới hay không.
Nói sâu hơn về tối ưu quảng cáo, theo anh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý điều gì khi triển khai các chiến dịch Digital Marketing?
CEO Cường Nguyễn: Cùng với xu hướng phát triển của Digital Marketing, nhiều nguồn tài liệu mở và nhiều khóa học chạy quảng cáo xuất hiện, hỗ trợ cho việc học hỏi và tìm hiểu lĩnh vực này. Tuy nhiên, đôi khi nhiều quá cũng không tốt, dễ khiến các bạn quá tải và khó khăn trong việc chọn lọc thông tin chất lượng. Tôi xin phép chia sẻ 4 kinh nghiệm “thực chiến” của bên tôi cho các bạn hoặc các doanh nghiệp đang tìm hiểu về tối ưu quảng cáo Digital Marketing có thể tham khảo:
Một là, đừng chỉ tập trung tối ưu đơn giá của hoạt động, đơn giá hoạt động rẻ chưa chắc đồng nghĩa với hiệu quả doanh thu tốt. Tôi lấy ví dụ về Chiến dịch chạy quảng cáo với mục tiêu tin nhắn tư vấn cho doanh nghiệp giáo dục, chi phí tin nhắn rẻ nhưng spam nhiều hoặc không chuyển đổi thành công thì chỉ khiến doanh nghiệp thêm đau đầu.
Hai là, không tăng giảm ngân sách quảng cáo đột ngột (quá 30%/lần) đặc biệt là với các quảng cáo đang có hiệu quả tốt. Ví dụ, quảng cáo tiêu 1 đồng mang về cho bạn 7 đồng, không có nghĩa là khi bạn tăng ngân sách cho quảng cáo tiêu 10 đồng sẽ mang về cho bạn 70 đồng.
Với các hệ thống quảng cáo, khi ngân sách điều chỉnh đột ngột, quảng cáo sẽ bị thay đổi luồng phân phối, khi đó kết quả mang về thường sẽ không còn tốt như trước nữa.
Ba là, quá tập trung vào việc nhắm chọn khách hàng mục tiêu (audience targeting). Đây là lỗi khá thường gặp ở nhiều nhân sự triển khai chiến dịch Digital Marketing, kể cả các nhân sự Senior. Phân phối quảng cáo đúng đến nhóm đối tượng tiềm năng là quan trọng, điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng khả năng chuyển đổi và tối ưu chi phí. Tuy nhiên, quảng cáo không hiệu quả chưa chắc đến từ việc target sai. Đừng chỉ loanh quanh thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau để cải thiện hiệu quả quảng cáo, đôi khi vấn đề là nằm ở chỗ khác mà chúng ta đã bỏ qua.
Cuối cùng, quá tập trung vào việc phân tích dữ liệu. Như tôi đã chia sẻ ở trên, ưu điểm của Digital Marketing là khả năng đo lường hiệu quả để hỗ trợ việc tối ưu và đưa ra quyết định, nhưng đây cũng chính là “cái bẫy” rất dễ sa vào. Ví dụ, từ các báo cáo được xây dựng và bóc tách chuẩn chỉnh, các bạn thu thập insights về mẫu quảng cáo, nhóm đối tượng khách hàng và format quảng cáo mang lại hiệu quả; sau đó mang tất cả các key learnings này áp dụng cho chiến dịch tiếp theo với mục tiêu tối ưu hiệu quả từ những biến tốt nhất đã tìm được. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng không tốt. Vấn đề ở đây không nằm ở dữ liệu, vấn đề do cách các bạn kết hợp và sử dụng những nhận định từ dữ liệu.
Cám ơn anh Cường Nguyễn vì những chia sẻ mà tôi nghĩ là sẽ rất hữu ích cho những doanh nghiệp/ cá nhân nào vẫn đang gặp khó khăn trong việc triển khai trên Digital marketing. Chúc Peakads Media Agency tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành công trong tương lai.
CEO Cường Nguyễn: Cảm ơn ơn bạn và tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam đã cho Cường có cơ hội chia sẻ với bạn đọc.
Nếu các bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai Digital Marketing, hoặc cần hợp tác với một đơn vị có thể đưa ra cam kết hiệu quả rõ ràng, các bạn có thể liên hệ với Cường và đội ngũ PeakAds Media qua website: https://peakads.vn/quang-cao-cam-ket-hieu-qua/.
PeakAds Media luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp SME. Thấu hiểu khó khăn của SME là nguồn lực hạn chế, PeakAds tạo ra nhiều gói dịch vụ linh hoạt phù hợp với nhiều mức nhu cầu và ngân sách, cùng với cam kết hiệu quả rõ ràng.
Cám ơn CEO Cường Nguyễn lần nữa vì buổi trò chuyện hôm nay, chúc cho anh và Peakads sẽ tiếp tục thành công và tiếp tục cung cấp những dịch vụ tối ưu cho khách hàng!
Theo Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết