Chuyên mục
18/01/2024

Văn phòng luật ST Hanoi chia sẻ về tình trạng “Xin việc ở Thái Lan”

Trong một vụ việc mới đây, hai bạn từ Thái Nguyên, Việt Nam được một “người tốt" ở Thái Lan giới thiệu qua Bangkok làm “đánh máy vi tính, lương tháng 38 triệu”, được công ty “lo hết máy bay và chỗ ở”. Hai bạn chỉ việc xách ba lô, cầm passport là lên đường.

Người của công ty rất đúng hẹn, đón hai bạn ở sân bay rồi chở thẳng đến Mae Sot, một thị trấn phía Tây của Thái Lan, rồi đi đò qua sông.

411597137-2060965774278063-8475591693152769370-n-1705554534.jpg
 

Lúc này là ở trên đất Myanmar, có ký túc xá cho người làm, sinh hoạt chung, còn chỗ làm thì gần đó, chỗ làm chia làm 2 phần, làm trong sòng bài hoặc làm trong văn phòng, đó là những chuỗi ngày miệt mài lên mạng, fone về VN rủ người Việt chơi game, cá độ, đầu tư ảo, giả đò thông báo cho họ biết có bưu phẩm chờ giao cần đóng phí nhập khẩu... Các điểm này do người TQ điều hành, ai không chịu làm là xác định bị ăn bánh u, hoặc đóng tiền chuộc thì mới được trả hộ chiếu!

Nếu mới qua trong tuần đầu thì tiền chuộc là 30.000B, họ không gọi là tiền chuộc, mà gọi là “phần bù cho chi phí đào tạo và di chuyển máy bay’’. Càng lâu về sau hoặc đã “chuyển qua tay’’ một tổ chức khác thì tiền chuộc sẽ không dưới 100.000B.

T và B đành liên hệ người thân, mượn gấp chuyển tiền chuộc và xin lại hộ chiếu. Từ khu đất tự trị của Myanmar, hai bạn đi đò qua sông thì thuộc đất Thái Lan, kiếm xe để về Bangkok, xe đi được một đoạn thì bị cảnh sát biên giới Thái bắt vì nhập cảnh trái phép, cảnh sát dường như họ biết chính xác chiếc xe nào đang chở nhóm người nhập lậu luôn. Lúc này hai bạn bị đưa về đồn Mae Sot, sau đó bị tạm giam, thu giữ luôn cả điện thoại, nếu muốn dùng điện thoại thì cần phải lo xíu tiền thì được dùng được thoại vài giờ.

Văn phòng luật S.T Hanoi hỗ trợ 2 bạn làm thủ tục bảo hộ công dân, thăm nuôi ở trại giam Mae Sot. Sau khi bị tạm giam ở Mae Sot được 2 ngày thì được chuyển về trại giam trung tâm ở Bangkok, ở đây bị giam 1 tuần. Ra tòa, bị phạt vì xuất cảnh và nhập cảnh trở lại đều không phép, bị đưa vào blacklist và bị trục xuất về nước. Tất cả các phí cho việc trục xuất phải tự chịu, được cảnh sát hộ tống ra thẳng sân bay Suvarnabhumi và hộ tống đến tận cửa máy bay luôn.

- Công dân Việt Nam không được cấp phép cho ‘’lao động tay chân’’ ở Thái nên ai chào mời qua Thái làm “lao động tay chân’’ thì cần thận trọng.

- Cứ bốn lao động người Thái thì mới có một lao động người nước ngoài, nhớ tìm hiểu quy mô công ty tuyển dụng.

- Để có được giấy phép lao động ở Thái Lan, người nước ngoài cần có thị thực ban đầu, đó là thị thực không nhập cư (Non-Immigrant Visa). Thị thực Non-Immigrant Visa phải được xin từ Đại sứ hay Lãnh sự quán Thái Lan ở Việt Nam trước khi bay đến Thái. Nếu như bạn không có được tờ giấy thị thực này trước khi nhập cảnh thì bạn không thể xin giấy phép lao động tại văn phòng Bộ Lao động được. Nếu người tuyển dụng không nhắc gì đến tờ thị thực này trước khi lên máy bay, bạn nên nghi ngờ về công việc của mình.

- Chỉ những ngành nghề đặc biệt (ví dụ như báo chí) thì mới có thể xin thị thực Non-Immigrant Visa qua một nước khác (ví dụ Lào, lúc này cần phải có giấy xác nhận của Bộ nội vụ), còn lại các lao động thông thường khác đều phải có giấy thị thực trước khi bay đến Thái.

- Không thể làm việc ở Thái nếu không có giấy phép lao động, bất kể công việc gì và quốc tịch gì.

- Nếu nhập cảnh vào Thái diện du lịch mà bị phát hiện đang làm việc (trong 30 ngày diện du lịch này) thì đó là phạm pháp

Theo Tạp chí điện tử Hội nhập văn hóa và phát triển.



Bình luận - Thảo luận