Giá gạo xuất khẩu đi ngang
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tiếp tục xu hướng đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 653 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 638 USD/tấn.
Năm 2023, thị trường lúa gạo đã trải qua nhiều biến động. Từ tháng 08/2023 đến nay, giá mặt hàng này luôn trong xu hướng tăng. Giá lúa gạo tăng cao thường do tác động của các bên trong chuỗi cung ứng, dẫn đến việc giao hàng của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, hợp đồng xuất khẩu có thời gian giao hàng từ 1 đến 3 tháng.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: giá gạo Việt Nam tăng nóng như hiện nay đã dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệp vì lỗ nhiều nên hủy hợp đồng, nhất là các đơn vị có tiềm lực kinh tế yếu. Với các doanh nghiệp lớn, khi giao hàng gần xong, để giữ chữ tín với đối tác, họ buộc phải mua gạo giá cao nhằm gom đủ theo hợp đồng. Đây là nguyên nhân chính đẩy giá gạo tăng cao hơn.
Giá lúa gạo trong nước tăng giảm trái chiều
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang ngày 09/11, lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.000 - 9.100 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; Nàng hoa 9 dao động quanh mốc 9.000 - 9.300 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 - 8.900 đồng/kg; OM 5451 dao động 8.900 - 9.000 đồng/kg; OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg;
Trên thị trường gạo, hôm nay giá gạo biến động trái chiều giữa gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm. Theo đó, tại các kho xuất khẩu khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), An Giang một số loại gạo tiếp tục xu hướng tăng. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 12.950 - 13.050 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.150 - 13.250 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 dao động quanh mốc 13.500 - 13.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg.
Với các chủng loại còn lại, giá đi ngang. Theo đó, gạo nguyên liệu OM 380 dao động quanh mốc 12.600 - 12.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21, ST 24 duy trì ổn định quanh mốc 14.000 - 14.600 đồng/kg.
Trong khi giá gạo nguyên liệu tăng, gạo thành phẩm OM 5451 lại quay đầu giảm 150 - 200 đồng/kg xuống còn 15.250 - 15.350 đồng/kg. Với phụ phẩm hôm nay giá phụ phẩm không có biến động. Theo đó, giá tấm IR 504 ở mức 13.000 - 13.200 đồng/kg; giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết