Cụ thể, chương trình có thời hạn đến 31/12/2023 với tổng hạn mức 350 tỷ đồng, áp dụng đối với đối tượng Khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,… phát sinh hợp đồng vay vốn ngắn hạn bằng VND với mục đích vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Được biết, chương trình ưu đãi lãi suất này được triển khai trên cơ sở hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước tại thông tư Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 09/06/2015 và Quyết định 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022.
Đến ABBANK: “Hưởng vay ưu đãi – Vững lái Kinh doanh”.
Theo đó, ABBANK sẽ ưu tiên giải ngân cho các Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên như: Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; Sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Trước đó vào tháng 06/2022, ABBANK đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như: Du lịch, dịch vụ lưu trú/ăn uống, vận tải kho bãi, Nông – Lâm nghiệp/thủy sản, Công nghiệp chế biến – chế tạo, … theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN.
Cùng với đó, ABBANK cũng đã chủ động xây dựng đường dây nóng riêng để giải đáp thắc mắc, phản hồi khách hàng kịp thời đối với các nội dung liên quan đến Chương trình này. Tính đến cuối tháng 11/2022, đã có gần 100 khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tại ABBANK với tổng dư nợ tín dụng được hỗ trợ trên 200 tỷ đồng.
Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân chịu tác động của đại dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Q.Tổng Giám đốc ABBANK chia sẻ: “ABBANK luôn tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN để góp phần phục hồi nền kinh tế. Với định hướng phát triển là Ngân hàng bán lẻ, lấy khách hàng làm trọng tâm, ABBANK đặc biệt chú trọng xây dựng giải pháp tín dụng, sản phẩm chuyên biệt phục vụ lĩnh vực sản xuất kinh doanh.”.
Lấy khách hàng làm trọng tâm, ABBANK đặc biệt chú trọng xây dựng giải pháp tín dụng, sản phẩm chuyên biệt phục vụ lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, trong năm 2022, ABBANK cũng đồng thời triển khai các chương trình ưu đãi phục vụ nhu cầu vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh như: Chương trình “Ưu đãi lãi vay – An tâm sản xuất” với tổng hạn mức 16.000 tỷ đồng (tương đương 19,3% tổng dư nợ của ABBANK) nhằm phục vụ các Khách hàng thuộc phân khúc KHCN/Hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,86%/năm.
Chương trình “Lãi suất vàng – Ngàn ưu đãi” với tổng hạn mức 15.500 tỷ đồng nhằm phục vụ các Khách hàng thuộc phân khúc KHCN/Hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay mua Tài sản cố định/Xây dựng nhà xưởng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,79%/năm.
Số liệu tài chính cũng cho thấy, dư nợ tín dụng đến hết tháng 11/2022 của ABBANK là 82.791 tỷ đồng, tăng 9,44% so với thời điểm 31/12/2021. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 35,8% tổng dư nợ tín dụng.
PV
Theo Tạp chí điện tử Người Làm Báo.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết