Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 19 hiệp hội ngành hàng_Ảnh: PV
Tham dự lễ ký kết gồm: Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội...
Thông qua lễ ký kết này, VIAC có thể sẽ hỗ trợ về mặt pháp lý, tham gia giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của mỗi bên cho các doanh nghiệp. Đặc biệt phối hợp thực hiện phản biện, góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp hội viên của một số Hiệp hội ngành nghề.
Các đơn vị tham gia ký kết cùng ban tổ chức cũng đã đề ra kế hoạch tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các khóa đào tạo, tập huấn trao đổi kinh nghiệm về đàm phán, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng; xử lý rủi ro, tranh chấp về hợp đồng; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh và những nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tham dự lễ ký kết giữa VIAC và các Hiệp hội_Ảnh: PV
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị thì doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp”.
TS Đinh Việt Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia cho rằng: “Đây là một diễn đàn được tổ chức trong tuần lễ trọng tài và hòa giải thương mại 2023, tham gia có một số hiệp hội doanh nghiệp tại các khu vực. Chúng ta đang sống trong thế giới biến đổi khó lường với sự tác động của biến đổi khí hậu, của dịch bệnh, của chiến tranh và những thay đổi về chính trị dẫn tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát gia tăng, kinh tế toàn cầu và thương mại suy giảm. Các cuộc cách mạng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì bên cạnh tạo ra các cơ hội thì cũng đặt áp lực cho cộng đồng doanh nghiệp nhất là ở đất nước đang phát triển như Việt Nam”
Có thể thấy, trong quá trình hội nhập hiện nay, doanh nghiệp cần lưu ý đến vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, để cùng với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh thì hiệp hội sẽ trở thành đầu mối để tập hợp những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, tham gia vào việc tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp, hội viên.
Đầu tư và thương mại quốc tế, thời cơ và thách thức cho nhà khởi nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất cao, so với các nước ASEAN thì nước ta chỉ sau Singapore, như Indonesia là một nền kinh tế có thể so sánh nước ta thì họ chỉ có 26% về xuất khẩu còn nước ta thì trên 200%, nền kinh tế lệ thuộc rất cao vào thị trường thế giới, nền kinh tế thế giới có những biến động như này thì có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta. Có thể nói dưới những tác động của kinh tế thế giới, cộng đồng doanh nghiệp đang ở giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi đổi mới. Số lượng tăng trưởng quý I đã chứng minh được điều đó.
Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia ký kết với VIAC và các đơn vị, tổ chức quốc tế_Ảnh: PV
Sự tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 3%, tăng trưởng ở mức độ rất thấp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế suy giảm. Lần đầu tiên tăng tưởng của doanh nghiệp thấp như thế vì số doanh nghiệp xuất ra khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp đang hoạt động phải thu hẹp quy mô, giảm hiệu suất kinh doanh, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, khả năng thanh khoản yếu, tiếp cận tín dụng rất khó khăn. Nói một cách tổng thể thì niềm tin kinh doanh giảm, đang duy trì ở mức thấp, những nỗ lực cải cách trong các năm qua do tác động của Covid-19 đang bị chậm lại, khu vực tư nhân suy yếu, xuất khẩu khó khăn, đó là những dấu hiệu không vui cho tình hình kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt trong 2 tháng đầu năm.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đoàn kết thực hiện mục tiêu tăng trưởng_Ảnh: PV
Khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang suy yếu đó là một chỉ báo rất đáng báo động, đặc biệt là trong tháng quý I/2023. Sang quý II/2023, tín hiệu đã lạc quan hơn, số lượng doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại, quý III và quý IV tình hình sẽ khả quan hơn, có bước tăng trưởng mạnh hơn, tất nhiên điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường thế giới.
Các hội viên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác giữa VIAC và Vinen_Ảnh: PV
TS Đinh Việt Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia khẳng định tại buổi ký kết: “Chúng ta thúc đẩy sử dụng phương thức hòa giải, trọng tài, giúp cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư thương mại. Chúng ta có một chương trình hợp tác, ký thỏa thuận hợp tác gồm các điều khoản hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của mỗi bên. Phối hợp thực hiện phản biện, góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội; phối hợp tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các khóa đào tạo, tập huấn trao đổi kinh nghiệm về đàm phán, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng, xử lý rủi ro, tranh chấp về hợp đồng; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh và những nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Tôi rất mong muốn chúng ta sẽ ký kết và thực hiện với nhau các hoạt động trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay, thúc đẩy nền kinh tế và bảo vệ cho doanh nghiệp”.
Hiện nay, chúng ta đang bước vào nền kinh tế chuyển đổi số, dựa trên sự sáng tạo, làm việc với các đối tác hàng đầu trên thế giới, nên sự minh bạch về pháp lý cần được chú trọng. 250 trọng tài viên, hòa giải viên, trong đó nhiều vị là chủ tịch, hiệu trưởng các trường đại học, đại biểu quốc hội, các nhân sự hàng đầu Việt Nam đang nằm tại VIAC, trở thành nhà tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoàng Anh Tuấn
Theo Tạp chí điện tử Người Làm Báo.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết