Chuyên mục
23/03/2023

Bia hơi Hà Nội - từ thành tựu sáng tạo của người Việt đến nét văn hóa riêng xứ kinh kỳ

Bia hơi Hà Nội từ lâu đã trở thành một thức uống đặc trưng đại diện cho tinh hoa ẩm thực Hà Thành. Vị thế ấy có được nhờ lịch sử trăm năm di sản, nhờ hương vị độc đáo và những giá trị văn hóa mà sản phẩm mang lại.

Thức uống độc đáo được sáng tạo bởi người Việt

Nhiều người Việt tự nhận mình sính ngoại nhưng với bia - thức uống vốn du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, thì “hàng nội” như Bia hơi Hà Nội lại được lòng hơn cả. Thậm chí, Bia hơi Hà Nội đã trở thành một đặc sản phải thử của bất kỳ du khách nào muốn trải nghiệm ẩm thực Hà thành. Sự yêu mến đó không chỉ đến từ hương vị tươi ngon mát lạnh, mà còn nhờ câu chuyện trăm năm ẩn sau tên gọi thân thuộc.

Để phục vụ nhu cầu của người dân thời bấy giờ, bằng bàn tay tài hoa cùng trí tuệ vượt trội kết hợp bí quyết chủng men nguyên bản và công nghệ lọc kép làm lạnh sâu khác biệt, những bậc thầy nấu bia người Việt Nam đã mày mò, sáng tạo nên một dòng bia độc đáo. Bia hơi Hà Nội đã khởi đầu cho một dòng bia hoàn toàn mới, chưa từng có trước đây ở cả trong nước và nước ngoài.

Nhà máy Bia Hà Nội - nơi những nghệ nhân người Việt đã cho ra đời mẻ Bia Hơi Hà Nội.

Có thể nói, Bia Hơi Hà Nội là thành tựu lớn đại diện cho sức sáng tạo của người Việt. Thức uống này cũng giúp Habeco khắc tạc một dấu mốc quan trọng trong ngành bia Việt Nam. Không vay mượn hay lai tạp, Bia hơi Hà Nội giữ cho mình sự bất biến của một thương hiệu đã trường tồn qua nhiều thế hệ mà vẫn giữ cho mình giá trị nguyên bản và hương vị độc nhất không thể trộn lẫn.

Nhà máy Bia Hà Nội - nơi những nghệ nhân người Việt đã cho ra đời mẻ Bia hơi Hà Nội.

Trở thành nét văn hóa đặc trưng Hà Nội 

Với nhiều người yêu Bia hơi Hà Nội, một cốc bia đúng nghĩa phải được thưởng thức trong một không gian đúng điệu, với tiếng khách gọi nhân viên, tiếng cốc va vào nhau lách cách, tiếng xe cộ qua lại ồn ào... Tất cả hòa thành một không khí sống động rất riêng của mảnh đất Thủ Đô. Hơn cả một cốc bia với vị men nồng nàn, hương thơm dịu nhẹ, màu sắc vàng ươm, bọt bia trắng mịn, dường như người ta uống Bia hơi Hà Nội còn để “thưởng vị” cả không gian thân quen.

Gần gũi với bao thế hệ người Hà Nội, Bia hơi Hà Nội đã trở thành thức uống “quốc dân” khi ở gần thì ai cũng phải trải nghiệm mà đi xa ai cũng nhớ về. Uống trọn một cốc bia, nét văn hóa ấy như thấm đẫm tâm trí và tâm hồn. Thế nên trong bức tranh đặc tả ẩm thực Hà thành, bên cạnh gánh hàng rong, bát phở hay bún chả thì Bia Hơi Hà Nội luôn là hình ảnh không thể thiếu.

Một “bữa tiệc” chuẩn vị của người yêu Bia Hơi Hà Nội không thể thiếu lạc luộc, nem chua…

Nét văn hóa ấy cũng biến chuyển từng ngày, như Hà Nội vậy. Trong cuộc sống hiện đại, Bia hơi Hà Nội không chỉ gắn liền với chiếc cốc thuỷ tinh huyền thoại, mà đã phát triển những bao bì hiện đại khác như lon 500ml, chai 1 lít, keg 2 lít để gần gũi và thuận tiện hơn với mọi người. Nhưng dù với hình thức nào, thức uống này vẫn giữ trọn hương vị nguyên bản và mang trong mình giá trị văn hóa quý báu và sứ mệnh giới thiệu văn hóa độc đáo duy nhất ấy tới bạn bè năm châu.

Được bảo chứng về chất lượng, bảo hộ về nhãn hiệu

Khắp phố phường Hà Nội, người ta đã quen thuộc với hình ảnh biển hiệu vàng đỏ rực rỡ, két Bia hơi 50L và bông hoa HABECO đặc trưng của Bia hơi Hà Nội phủ khắp ngõ nhỏ, phố lớn. Chính tình yêu và sự ủng hộ trung thành ấy của người tiêu dùng chính là bảo chứng hùng hồn cho chất lượng tuyệt hảo của Bia hơi Hà Nội mà chẳng cần đến danh hiệu hay giải thưởng nào khác.

Những vị khách “sành” luôn tìm đến quán Bia hơi Hà Nội của Habeco để cảm nhận nét văn hóa nguyên bản.

Cũng phải nói thêm, nhãn hiệu “Bia hơi Hà Nội” của Habeco đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ bảo hộ hình ảnh thương hiệu, cũng là bảo vệ quyền lợi của người dùng. Điều này là minh chứng rõ nét cho uy tín chất lượng của sản phẩm, cũng như mức độ phủ sóng và nhận diện cao trong lòng người tiêu dùng.

Để tìm hiểu thêm thông tin về Bia Hơi Hà Nội, truy cập:

Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/BiaHoiHaNoi.Habeco

Website: https://habeco.com.vn/

PV

Theo Tạp chí điện tử Người Làm Báo.



Bình luận - Thảo luận