Chuyên mục

Quý cô nóng nảy - Hành trình khai mở tâm trí Helen Keller

DNTH: “Quý cô nóng nảy” là câu truyện cảm động có thật về tình thầy trò của một cô giáo đã nỗ lực dùng tình cảm, sự kiên trì của mình và đưa ra phương pháp giáo dục đặc biệt nhằm khai mở tâm trí cho cô học trò yêu quý của mình Helen Keller - một cô bé bị cướp đi khả năng nghe và nhìn bởi một cơn sốt viêm màng não quái ác năm 19 tháng tuổi. Câu chuyện đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc từ đó trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thầy giáo viên cũng như học sinh.

Helen Keller (tên đầy đủ là Helen Adams Keller) được biết đến là một nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội và cũng là diễn giả người Mỹ nổi tiếng trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, bà còn là tấm gương có nghị lực phi thường được hậu thế nghiêng mình kính trọng khi là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành được học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ít ai biết rằng, phía sau những thành công ấy là sự hi sinh âm thầm, tận tụy cả một đời của cô giáo Annie Sullivan Macy.

Tôi chỉ có một, nhưng tôi vẫn là một. Tôi không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng tôi có thể làm một điều gì đó, và bởi tôi không thể làm tất cả mọi thứ nên tôi sẽ không từ chối làm điều mình có thể làm.

Helen Keller

Dạy dỗ một đứa trẻ đã khó, dạy dỗ một đứa trẻ vừa khiếm thính vừa khiếm thị lại càng khó gấp bội. Vậy làm cách nào mà chỉ trong vòng một tháng, cô giáo trẻ Anne Sullivan (khi đó mới 20 tuổi) đã thành công cảm hóa được tính cách ngang ngược và khai mở tâm trí cho cô học trò chưa có bất kì ý niệm nào về thế giới như Helen Keller?

Để tìm hiểu thêm về cuốn sách rất có ý nghĩa này, mời các bạn tìm đọc cuốn sách và xem clip giới thiệu cụ thể hơn về cuốn sách trên kênh Cùng bạn đọc sách:

Cảm động về tình cô trò trong cuốn "Quý cô nóng nảy: Hành trình khai mở tâm trí Helen Keller", Tiến Sĩ Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ thư viện, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - chia sẻ: trong cuốn sách này, cô giáo Anne Sullivan đã nỗ lực dạy dỗ cô bé khiếm thị, khiếm thính Helen Keller thành tài. Sau này, Helen đã chính thức trở thành người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị cử nhân nghệ thuật và còn là diễn giả, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Bằng tình yêu thương, cô Anne Sullivan đã làm nên một huyền thoại trong giáo dục Mỹ.

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.



Bình luận - Thảo luận