Chuyên mục

Nhật ký Nguyên Hồng tác phẩm hiển hiện cả một thời đại, sống động và chân thực

DNTH: Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật của cố nhà văn Nguyên Hồng (5/11) kênh Cùng bạn đọc sách đã giới thiệu về cuốn sách Nhật ký Nguyên Hồng. Những trang nhật ký của ông, từ 1941 - 1982, hiển hiện cả một thời đại, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX, cũng như nhiều câu chuyện liên quan đến các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng… được tiết lộ.

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại Nam Định. Ông là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh hồn", đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ vỏ" - tác phẩm là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...

Ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939 bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở căng Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957.

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.



Bình luận - Thảo luận