Chuyên mục

Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam

DNTH: Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Cách đây 76 năm, ngày 9/11/1946 là thời khắc trọng đại, thiêng liêng của dân tộc Việt khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa I. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta có thêm Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Tuy vậy, giá trị cốt lõi của bản Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 09/11 được xác định là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày pháp luật) theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012: “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, kênh Cùng bạn đọc sách đã xây dựng video clip về Ngày Pháp luật Việt Nam và giới thiệu Hiến pháp ở nước ta qua từng giai . Để tìm hiểu cụ thể, mời quý bạn đọc theo dõi:

Ngày Pháp luật Việt Nam: 

Hiến pháp năm 2013:

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ:

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.



Bình luận - Thảo luận