Sự nghiệp văn chương của Đoàn Thị Điểm nổi tiếng ở Thăng Long từ khi còn ít tuổi. Bà được người đời biết nhiều qua hai tác phẩm lớn, một bằng chữ Hán và một bằng chữ Nôm. Trong đó tác phẩm với chữ Hán với tên gọi “truyền kỳ tân phả” - truyện văn xuôi theo thể loại truyền kỳ và bản dịch "chinh phụ ngâm" - diễn âm tác phẩm cùng tên được viết bằng chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn. Đặc biệt, nhiều vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của bà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực.
Giống với không ít nhà văn đương thời, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm xuất thân từ tầng lớp nho sĩ, được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống nho học. Bà được đi nhiều nơi, được lăn lội và chứng kiến nhiều về cuộc sống của quần chúng Nhân dân. Không chỉ vậy, chính cuộc đời bà cũng phải trải qua nhiều chuyện éo le, ngang trái. Chính những điều ấy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng áng văn, lời thơ của Đoàn Thị Điểm.
Hoàn cảnh đã rèn luyện, hun đúc Đoàn Thị Điểm trở thành một “nữ trung anh kiệt”, giúp bà có động lực mở trường dạy học ở Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) và trở một người thầy nổi tiếng được nhiều người theo học, trong đó có nhiều người đỗ đạt cao không chỉ vậy bà còn được đến là một “bà lang” mát tay, một “nhà nho” được dân làng tin cậy…
Để tìm hiểu thêm về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, mời các bạn xem clip giới thiệu cụ thể về bà trên kênh Cùng bạn đọc sách:
Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.
Đăng nhập để có thể bình luận bài viết