Chuyên mục

Chuyển đổi số trong kỹ thuật cơ khí

DNTH: Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và kỹ thuật cơ khí nói riêng và đào tạo nghề nói chung cần tiến hành từng bước vững chắc vì cần đổi mới và phát triển nội dung, chương trình đào tạo; cần có hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; cần nâng cao năng lực giáo viên và người quản lý GDNN phù hợp trong môi trường mạng đảm bảo an ninh, an toàn.

Chuyển đổi số đang được triển khai ở mọi lĩnh vực vì tác động to lớn của nó đến hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực của đời sống trên thế giới. Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020, phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", và các ngành, địa phương cũng đều có các quyết định, chương trình tương ứng cho mình. Riêng về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ngày 30/12/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 2222/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngành kỹ thuật cơ khí là một trong ngành kỹ thuật quan trong trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do vậy việc số hóa ngành kỹ thuật cơ khí mang lại những lợi ích to lớn cho hầu hết các doanh nghiệp nhằm cải thiện năng suất và hiệu suất trong quá trình sản xuất, việc sử dụng đám mây hóa lĩnh vực cơ khí sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tùy chỉnh và tiết kiệm chi phí đầu tư vào cơ sở dữ liệu và mở rộng qui mô đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn trong tương lai.

Quá trình số hóa ngành kỹ thuật cơ khí đang tiến triển ổn định và các chức năng thiết yếu trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng ngày càng được số hóa, với sự ra đời của các dịch vụ công nghệ cao dựa trên các nền tảng cơ sở dữ liệu kỹ thuật số đã thúc đẩy hiện đại hóa các ngành công nghiệp tạo ra một hệ sinh thái và chuỗi giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ngày trở nên phức tạp vì xuất hiện nhiều các tác nhân mới bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ internet, điện toán đám mây hiệu suất cao, giải pháp lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn, nền tảng kỹ thuật số, mô phỏng mô hình công nghệ 3D, SaaS và an ninh mạng.

Cách mạng CN lần thứ 4 làm gia tăng nhu cầu các công ty trong việc tích hợp và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn bên ngoài khác nhau dẫn đến các mô hình hợp tác mới trong chuỗi giá trị và quản lý vòng đời sản phẩm sẽ là chiến lược phát triển liên minh giữa các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ bổ sung cho nhau để hình thành một tiêu chuẩn mang tính toàn cầu hóa cho ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới

Lợi ích của việc tăng cường số hóa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực kỹ thuật cơ ký là mang lại một lợi thế rất lớn cho ngành công nghiệp cơ ký, giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu sử dụng năng lượng, giảm thời gian ngừng sản xuất để phục vụ cho việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất do vậy việc chuyển đổi số cho ngành kỹ thuật cơ khí sẽ thúc đẩy những bước vọt đáng kể, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm được chi phí hoạt động hàng năm đồng thời việc ứng dụng số hóa kỹ thuật cơ khí với nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 như thiết kế 3D, thiết kế ngược từ sản phẩm sẵn có để tạo ra một sản phẩm mới mang tính hoàn thiện hơn và phù hợp với nhu cầu của thị trường công nghiệp hiện đại nhằm tạo ra một mối liên kết chặt chẽ trong qui trình từ việc tạo mẫu thiết kế nhanh chóng, chính xác đến sự thay đổi tùy biến một cách dễ dàng giúp doanh nghiệp thay đổi mẫu mã sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới và mô phỏng sản phẩm tối ưu trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng và nhu cầu cung ứng cho thị trường đa dạng khách hàng và yêu cầu công nghệ khó tính như hiện nay.

Trong các yếu tố quan trọng để thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 để làm nền tảng cho việc số hóa ngành kỹ thuật cơ khí chính là sự kết nối dữ liệu vì đó là chất kết dính, kết nối các thành phần cấu tạo nên một hệ thống kỹ thuật số đồng bộ và duy nhất nhằm giúp cho các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ dữ liệu, kết quả làm việc của từng bộ phận trong hệ thống sản xuất với nhau trong toàn bộ chuỗi giá trị và quản lý vòng đời của sản phẩm trong thời đại thay đổi công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 và khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 đang sắp diễn ra trên toàn cầu.

Sự thay đổi mô hình từ tập trung vào quản lý tài sản vật chất sang việc tối ưu hóa dữ liệu được xem là tài sản vô hình là vấn đề cốt lõi của toàn bộ chuỗi giá trị mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm và đầu tư trong giai đoạn hiện nay để tồn tại và phát triển, cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nhanh chóng bắt kịp con tàu công nghệ chính là quản lý, tối ưu hóa được cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa được hạ tầng công nghệ, tối ưu hóa được qui trình vận hành quản trị doanh nghiệp mới có thể giúp họ tối ưu hóa được việc ra quyết định cho một thương vụ và cũng có thể là sự sống còn của một doanh nghiệp với xu thế ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển nhanh như hiện nay./.

(1/) https://pwc.com/gx/en/industries/industries4.0/landing-page/industry-4.0-building-yourdigitalenterprise-april-2016.pdf

(2) McKinsey Digital 2015, ‘Industry 4.0 How to navigate digitization of the manufacturing sector’

(3) Enterprise IoT, 2015, Data-driven manufacturing

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Thương hiệu nông thôn.



Bình luận - Thảo luận